Bệnh Bạch Lỵ Ở Gà – Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị Hiệu Quả

Hiện nay có rất nhiều loại bệnh ẩn chứa bên trong đàn gà khiến chúng ốm hoặc chết hàng loạt, gây ra thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi. Một trong số đó phải kể đến bệnh bạch lỵ ở gà– một loại bệnh nếu như không kịp thời phát hiện và khắc phục thì tỷ lệ tử vong rất cao. Trong những nội dung dưới đây, Đá Gà Trực Tiếp 68 sẽ chia sẻ đến bà con cách để nhận biết, nguyên nhân cũng như hướng khắc phục khi gà mắc bệnh bạch lỵ.

Đánh giá chung về bệnh bạch lỵ ở gà

Bệnh bạch lỵ là bệnh truyền nhiễm thường xảy ra ở gà con từ 1 đến 3 tuần tuổi, do vi khuẩn mang tên Salmonella Pullorum gây nên. Loại vi khuẩn này rất khó tiêu diệt ở điều kiện thường, ẩn nấp trong môi trường chuồng trại ẩm ướt tận 3-4 tháng. Chỉ có thể tiêu diệt nó bằng cách phun dung dịch khử trùng như: betadine, bioxide. hay biosept,…

Bệnh bạch lỵ ở gà phổ biến khắp nơi, đến cả các loài chim cũng có thể mắc. Gà nhỏ thì dễ bị bệnh, gà lớn thì có khả năng kháng bệnh cao hơn, tuy nhiên nó lại trở thành vật mang trùng, gây lây lan sang các con vật khác.

Đặc trưng của bệnh bạch lỵ ở gà

Người nuôi sẽ biết được gà có đang khỏe mạnh hay mắc bệnh nhờ vào các đặc trưng bên ngoài của gà. Khi mắc bệnh bạch lỵ, các chú gà sẽ có những biểu hiện bên ngoài thường thấy như:

  • Bỏ ăn uống, ủ rũ, rụt đầu, xù lông, rất thụ động và nhìn như đang buồn ngủ, di chuyển chậm chạp, mệt mỏi hoặc đứng yên 1 chỗ.
  • Đi ngoài ra phân lỏng, chảy nước chứ không nguyên khối, bết dính quanh hậu môn và có màu trắng hoặc vàng. Hơn nữa còn xuất hiện nhiều nốt hoại tử có màu trắng xám trên các cơ quan nội tạng.

Bệnh bạch lỵ ở gà là do đâu?

Chắc hẳn bà con đang rất đau đầu khi đàn gà của mình bị mắc một loại bệnh nào đó. Nó không chỉ khiến họ gặp khó khăn trong việc khắc phục mà việc tìm ra nguyên nhân mắc bệnh là từ đâu để tìm ra hướng giải quyết cũng là 1 bài toán khó. Sau đây là những yếu tố gây nên bệnh bạch lỵ cho gà:

  • Như đã nói ở trên, bệnh này ở gà gây ra bởi vi khuẩn Salmonella Pullorum.
  • Gà con bị lạnh, đề kháng và dinh dưỡng kém.
  • Truyền nhiễm từ gà mẹ mắc bệnh sang gà con thông qua đường máu. Nếu gà mẹ mắc bệnh bạch lỵ mãn tính thì khi đẻ trứng và nở ra gà con có khả năng mắc bệnh cao. 
  • Sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong môi trường, chuồng trại, chỗ ấp gà không đảm bảo vệ sinh, không phun khử khuẩn thường xuyên.
  • Lây truyền từ gà bệnh sang gà bình thường thông qua đường phân bón. Bằng cách này, bệnh bạch lỵ ở gà lây lan rất nhanh.
  • Qua đường miệng, thức ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm.
  • Các sinh vật trung gian: ruồi muỗi, chuột, côn trùng, chim,…

benh bach ly o ga 3

Biểu hiện và nguyên nhân gây ra bệnh bạch lỵ ở gà

Triệu chứng và bệnh tích thường thấy của bệnh bạch lỵ ở gà

Bạch lỵ là một bệnh phổ biến thường thấy ở các chú gà con dưới 3 tuần tuổi. Nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đàn gà. Thậm chí khiến những chú gà chiến được chọn lọc ra để tham gia các trường đá gà trực tiếp cũng bị ảnh hưởng, giảm năng suất tăng trưởng và thiệt hại về kinh tế cho người nuôi. Cùng tìm hiểu các biểu hiện cũng như bệnh lý thường gặp khi gà mắc bệnh bạch lỵ là gì nhé.

Triệu chứng

Bất cứ một loại bệnh nào cũng sẽ có quy trình từ triệu chứng, phát bệnh, lây lan và tử vong. Sau đây là những triệu chứng thường thấy ở các chú gà khi bị nhiễm bệnh bạch lỵ:

  • Gà đi ngoài ra phân trắng hoặc vàng, bết dính ở  quanh hậu môn và xuất hiện nhiều nốt hoại tử có màu trắng xám trên các cơ quan nội tạng của nó.
  • Gà chết thường bắt đầu từ 4 ngày tuổi, nhiều nhất vào ngày thứ 5 và đến ngày thứ 8 là giảm dần.
  • Gà bệnh sẽ có biểu hiện ủ rũ, giảm hoặc bỏ ăn bỏ uống, di chuyển ì ạch, hở rốn, túm lại một chỗ.
  • Nếu không can thiệp bằng kháng sinh chắc chắn sẽ chết. Nhưng đôi khi dùng thuốc, vẫn có tỷ lệ chết 5-15%.
  • Gà sau khi khỏi bệnh bị ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng trưởng và năng suất.
  • Gà lớn không biểu hiện bệnh, nhưng sẽ là vật mang trùng và có tỷ lệ đẻ, ấp nở giảm trầm trọng.

benh bach ly o ga 2

Triệu chứng ở gà khi mắc bệnh bạch lỵ

Bệnh tích

Khi gà có biểu hiện của mắc bệnh, người dân thường sẽ quan sát xem biểu hiện của chúng là gì để tìm ra hướng khắc phục. Một số bệnh tích thường gặp của bệnh bạch lỵ ở gà như sau:

  • Gà con sẽ chết sau khi nở, xuất huyết ở gan và phổi, bệnh tích ở trường hợp này không điển hình.
  • Gà từ 4 đến 7 ngày tuổi sẽ xuất hiện nhiều nốt hoại tử nhỏ màu trắng ở gan, tim, lách, phổi.
  • Ở gà bình thường dưới 3 tuần tuổi thì lách sưng, lòng đỏ không tiêu hết, thận sung huyết
  • Niệu quản chứa đầy chất nhầy màu trắng, thành ruột dày và viêm phúc mạc.

benh bach ly o ga 1

Bệnh tích xuất hiện ở gà nhiễm virus Salmonella Pullorum

Phương pháp phòng và điều trị bệnh bạch lỵ ở gà

Sau khi biết được dấu hiệu, nguồn gốc sinh ra bệnh bạch lỵ ở đàn gà, người dân cần nhanh chóng tìm ra cách phòng ngừa và điều trị dứt điểm. Tránh để bệnh lây lan rộng gây thiệt hại cho cả trang trại. Một số biện pháp phòng chống dịch được chúng tôi tổng hợp lại như sau:

  • Vệ sinh thường xuyên môi trường chăn nuôi, phun các dung dịch khử trùng, diệt khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn tồn tại trong không khí, nơi ẩm ướt. Giữ khu vực chăn nuôi luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
  • Cọ rửa, sát trùng máng ăn, hộp uống thường xuyên. Thức ăn nước uống phải đảm bảo vệ sinh và đủ dưỡng chất.
  • Xử lý phân gà đúng cách bằng việc sử dụng các chế phẩm tiêu diệt vi khuẩn Salmonella Pullorum để trộn vào vỏ trấu nhằm tiêu diệt mọi vi khuẩn ẩn chứa trong phân.
  • Gà con khi mới bắt về được 3-5 ngày thì cho uống Bio- Amcoli Plus hoặc Bio- Tetra colivit 1g/2l nước, dùng thuốc kháng sinh nếu cần. Đồng thời cách ly 10 ngày để theo dõi có triệu chứng bệnh bạch lỵ ở gà không.
  • Loại bỏ những con gà mái mắc bệnh bạch lỵ để tránh việc ấp trứng sẽ gây ra truyền dọc (truyền bệnh qua trứng).
  • Khi đàn gà có dấu hiệu mắc bệnh bạch lỵ, cần cho uống ngay các loại thuốc: Ampicoli 1g/2l nước, Norfloxacin/ enrofloxacin, men tiêu hóa, bio-complex mỗi ngày. Đồng thời cách ly chúng khỏi những con gà khỏe mạnh.
  • Tiêm trực tiếp dung dịch Ampicoli vào những con bị bệnh quá nặng mà uống thuốc không đỡ.
  • Chọn trứng sạch để ấp, nếu trứng bẩn phải nhúng chúng vào thuốc sát trùng Bioxide liều lượng 1ml/ 1l nước sạch.
  • Khi thời tiết thay đổi hoặc giao mùa cần phòng bệnh bằng cách loại kháng sinh và bổ sung vitamin như Bio- vitamin C 10% để tăng đề kháng và phòng ngừa gà nuôi nhốt bị stress.
  •  Sử dụng thuốc đặc trị bệnh bạch lỵ ở gà như: Ziricon, Enrocin 20%, Actisentin TS,…

Lời kết

Trên đây là một vài chia sẻ của Đá Gà Trực Tiếp 68 về những biểu hiện, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chữa trị bệnh bạch lỵ ở gà. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bà con hiểu thêm về bệnh lý này và có thêm kỹ năng kinh nghiệm nuôi và chăm sóc gia cầm đạt năng suất cao nhé.